Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Quân Nga tiến vào Kharkov, ông Zelensky kêu gọi người dân Ukraine bình tĩnh
    Tin Việt Nam
Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh
    Tin Cộng Đồng
Thư thăm hỏi bà con bị thiệt hại tại vụ cháy trung tâm thương mại ở Ba Lan
    Tin Hoa Kỳ
Đổi màu mau lẹ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Việt Nam và Campuchia ký thỏa thuận biên giới lịch sử
Sáng 5-10, tại Hà Nội, Việt Nam và Campuchia đã ký hai văn kiện để giải quyết vấn đề cắm mốc biên giới. Đây là lần đầu tiên có văn kiện pháp lý ghi nhận biên giới 2 nước.


Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cầm trên tay văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả công tác phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH



Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen đã chủ trì "Lễ ký hai văn kiện pháp lý ghi nhận thành quả phân giới cắm mốc đạt được đến nay".



Đây được xem là một cột mốc lịch sử, đánh dấu nỗ lực không ngừng nghỉ của Việt Nam và Campuchia trong việc xử lý vấn đề về cắm mốc biên giới.



Văn bản pháp lý này tạo bước đệm quan trọng để hai nước tiến tới thống nhất 100% việc cắm mốc, xác định biên giới, từ đó tạo điều kiện góp phần xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển bền vững giữa hai nước.



Đường biên giới trên đất liền Việt Nam và Campuchia có chiều dài khoảng 1.245 km. Điểm khởi đầu của biên giới này là giao điểm đường biên giới giữa ba nước Việt Nam, Campuchia và Lào.



Điểm kết thúc là vị trí cuối cùng của đường biên giới đất liền trên bờ vịnh Thái Lan, tiếp giáp giữa tỉnh Kiên Giang (Việt Nam) và tỉnh Kampot (Campuchia).



Đường biên giới này đi qua địa giới hành chính 10 tỉnh của Việt Nam gồm: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang. Nó đi qua 9 tỉnh của Campuchia gồm: Rattanakiri, Mondulkiri, Kratié, Tboung Khmum, Svay Rieng, Prey Veng, Kandal, Takeo và Kampot.



Trong gần nửa thế kỷ qua, Việt Nam và Campuchia đã tiến hành nhiều đợt đàm phán, ký kết được nhiều văn kiện pháp lý để ghi nhận thành quả giải quyết biên giới giữa hai nước.



Đường biên giới trên đất liền Việt Nam - Campuchia đã được hoạch định trong Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 27-12-1985 và Hiệp ước bổ sung Hiệp ước hoạch định biên giới quốc gia ký ngày 10-10-2005.



Trên cơ sở hai hiệp ước này, Việt Nam và Campuchia đã triển khai công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền từ đầu năm 1986. Tính đến tháng 12-2018, hai bên đã hoàn thành khoảng 84% khối lượng công tác phân giới, cắm mốc.



Để đáp ứng nhu cầu giao lưu, hợp tác qua biên giới, hệ thống cửa khẩu trên biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến nay đã được mở rộng và phát triển mạnh mẽ.



Qua khảo sát thực tế, hiện nay trên toàn tuyến có 41 cặp cửa khẩu gồm 10 cặp cửa khẩu quốc tế, 11 cặp cửa khẩu chính và 20 cặp cửa khẩu phụ đang hoạt động.



Số lượng này ít hơn so với Quyết định số 1490/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc quy hoạch hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia đến năm 2020.



Việc này xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có việc công tác điều tra, nghiên cứu lập quy hoạch chưa sát với thực tế, chưa đánh giá đúng tiềm năng và nhu cầu phát triển của từng địa phương, từng vùng.



Ngoài ra, công tác triển khai quy hoạch chưa được đồng bộ do gặp khó khăn về kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, cũng như kết nối giao thông đến các cửa khẩu gặp nhiều khó khăn và thực tế rằng một số cửa khẩu phía Việt Nam có nhu cầu mở nhưng phía Campuchia không có nhu cầu mở và ngược lại.




Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Campuchia Hun Sen cầm trên tay bản đồ địa hình biên giới - Ảnh: NGUYỄN KHÁNH



Để khắc phục tình trạng trên, hai bên đã thành lập nhóm công tác hỗn hợp về cửa khẩu biên giới đất liền Việt Nam - Campuchia để trao đổi việc phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới giữa hai nước.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN-Anh (10-05-2024)
    Đến năm 2030, Việt Nam có ít nhất 10 doanh nhân lọt vào danh sách tỷ phú đô la Mỹ thế giới (09-05-2024)
    Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam (08-05-2024)
    EU đồng hành với sự phát triển bền vững của Việt Nam (04-05-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Cáo buộc rửa tiền của Tổ chức Liêm chính tài chính toàn cầu không chính xác (03-10-2019)
    Hàn Quốc miễn lệ phí xin visa ngắn hạn cho công dân Việt Nam (01-10-2019)
    Giới tỉ phú Hàn Quốc ngắm nghía bất động sản Việt Nam (29-09-2019)
    Việt Nam - Hoa Kỳ tham vấn quốc phòng (27-09-2019)
    Nga khởi tố hình sự vụ hạ cánh khẩn cấp máy bay Boeing xuất phát từ Việt Nam (26-09-2019)
    Người Việt Nam lùn thứ 4 thế giới (24-09-2019)
    Đức bắt 9 người Việt trong đường dây buôn người thông qua kết hôn giả (17-09-2019)
    Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay lập tức nhóm tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 8 (12-09-2019)
    Bộ Ngoại giao: Hợp tác với tập đoàn Mỹ Exxonmobil được triển khai theo kế hoạch (12-09-2019)
    Dịch vụ y tế tốt nhất thế giới: Đài Loan đứng nhất, Việt Nam xếp hạng 66 (10-09-2019)
    Tướng Mỹ: Việt Nam rất chuyên nghiệp trong diễn tập hải quân (04-09-2019)
    'Việt Nam là một nước độc lập, có sự tự chủ mạnh mẽ' (22-08-2019)
    Cục Hàng không cấm mang máy tính MacBook Pro 15 lên máy bay (21-08-2019)
    Hàn Quốc vượt Nhật về đầu tư FDI vào Việt Nam (20-08-2019)
    Bộ Ngoại giao: Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc lại xâm phạm thềm lục địa Việt Nam (17-08-2019)
    Đội Bếp Dã chiến Việt Nam vào vòng chung kết hội thao quân sự tại Nga (10-08-2019)
    New Zealand phát hiện 47 hồ sơ gian lận của du học sinh Việt Nam (09-08-2019)
    Việt Nam phản đối sách giáo khoa Trung Quốc xuyên tạc chủ quyền ở Biển Đông (08-08-2019)
    Việt Nam trao công hàm phản đối Trung Quốc huấn luyện quân sự trái phép ở Hoàng Sa (07-08-2019)
    Hợp tác quốc phòng Việt Nam - EU phát triển tích cực (06-08-2019)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153027194.